Nguyên tắc phối màu ?

21278

Nhân đọc bài viết “Màu sắc của tình thân hữu” của anh BA, NHQ xin được mở 1 topic bàn về Nguyên tắc phối màu mong được đóng góp chút kiến thức và được góp ý của quý anh chị.

Nguyên tắc phối màu !!

+ Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta.

+ Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được.

+ Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận.

+Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.

+ Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.  Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.

+ Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.

Khái niệm màu sắc.

1/ Màu dương tính:
Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

2/ Màu âm tính:
+ Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.
+ Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại.
Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

Ví dụ:

+ Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu
đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. + + Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)

+ Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8
cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản
và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0
– M00 – Y00 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y00 – K:0) số 84 (C:80 – M00 – Y:0 –
K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C00 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

+ Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha
lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn
3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty
tỷ sắc màu cho…riêng bạn.

Vòng tròn màu căn bản
Vòng tròn màu căn bản

Cách dùng màu:

Cấp thứ nhất (Primary)

Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.

– Cấp thứ hai (Secondary)

+ Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím,
lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…
Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

– Cấp thứ ba (Tertiary)

+ Từ 3 màu căn bản: Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng
xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.

Cái này cũng ít người biết:

+ Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên.

– Trình tự phối màu:

– Bước 1:

+ Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)

– Bước 2:

+ Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.

– Bước 3:

+ Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2
màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ:
Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:

– Màu Gạch cua – Xanh ve chai.

– Da cam – Xanh dương.

– Nghệ – Chàm. Vàng – Tím.

– Vàng xanh – Đỏ tím…

– Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.

Ví dụ:

Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được. Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.

– Bước 4:

+ Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước:

Nguyên tắc kết hợp màu sắc
Nguyên tắc kết hợp màu sắc

Độ tương phản của màu sắc:

+ Đố nhanh bạn: mực đen viết trên giấy trắng có phải là những màu tương phản dễ nhận thấy nhất ?

+ Chắc chắn sẽ có 51% nhanh nhẩu trả lời: Có ! Vì hai màu Đen và Trắng là 02 màu có độ tương phản lớn nhất.
câu trả lời sẽ mãi ở trong số 51% nhanh nhẩu đó “nếu” không đọc những dòng dưới đây:

Bảng phân loại độ tương phản:

  1. Mực đen trên giấy vàng.
  2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng.
  3. Mực xanh dương trên giấy trắng.
  4. Mực trắng trên giấy xanh dương.
  5. Mực đen trên giấy trắng.
  6. Mực vàng trên giấy đen.
  7. Mực trắng trên giấy đỏ.
  8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây.
  9. Mực trắng trên giấy đen.
  10. Mực đỏ trên giấy vàng.
  11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ.
  12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây.

Câu trả lời là “nó” chỉ đứng hàng thứ 5 trong bảng phân loại mà thui.

Kết luận:

+ Công ty NHQ Việt Nam chúng tôi nhận thi công sơn nhà, các dịch vụ sơn, tư vấn sơn nhà và thiết kế mẫu sơn nhà và màu sơn nhà hoàn toàn “miễn phí” hãy liên hệ ngay cho chúng tôi: Hotline: 0906 163 526

+ Với đội thợ sơn nhà nhiều năm kinh nghiệm, chất lượng tay nghề cao, kết hợp cùng các nhà sản xuất Sơn nước Uy tín sẽ mang lại cho bạn không gian và màu sơn đẹp và bền nhất.

Từ khóa tìm thấy:
  • cách pha màu sơn
  • bang pha mau
  • cách phối màu sơn